Tại sao chu kỳ mới nhất của Bitcoin khác biệt so với phần còn lại?

Các chu kỳ halving của Bitcoin từ lâu đã được xem là chất xúc tác cho những đợt tăng giá bùng nổ khi nguồn cung bị cắt giảm theo lịch trình định trước, thường kéo theo những đợt tăng giá đầy phấn khích. Thế nhưng lần này, mọi thứ dường như không còn theo kịch bản cũ.

Thay vì sự cuồng nhiệt thường thấy sau mỗi kỳ halving, thị trường giờ đây lại bao trùm bởi tâm lý do dự hơn là sự cuồng nhiệt. Điều đó được thể hiện rõ qua dữ liệu: lợi nhuận đang thu hẹp, độ biến động giảm mạnh và có điều gì đó căn bản đang âm thầm thay đổi trong cách Bitcoin vận hành.

Không còn phản ứng theo bản năng trước những cú sốc nguồn cung, Bitcoin ngày nay tỏ ra nhạy cảm hơn với các tín hiệu kinh tế vĩ mô, đặc biệt là kỳ vọng lạm phát và phát biểu từ các ngân hàng trung ương.

Đây chính là kỷ nguyên mới của Bitcoin: Halving vẫn còn ý nghĩa, nhưng ánh mắt của thị trường đã dời đi, không còn dõi theo phần thưởng block, mà chăm chú lắng nghe từng lời trong các buổi họp báo của Jerome Powell.

Đỉnh giá sau halving của Bitcoin thấp dần

Mỗi chu kỳ halving từng hứa hẹn mang lại lợi nhuận khổng lồ. Chu kỳ đầu tiên mang đến mức lợi nhuận gây choáng váng: 6.400%. Chu kỳ halving thứ hai, con số đó bị cắt giảm một nửa. Chu kỳ thứ ba vẫn đáng nể, nhưng khiêm tốn hơn nhiều — khoảng 1.200%. Và chu kỳ hiện tại cho đến nay chỉ vừa chạm ngưỡng hơn 100% — ngay cả khi Bitcoin đạt mức cao nhất mọi thời đại mới.

bitcoinNguồn: IntoTheBlockCác con số không biết nói dối: các đợt tăng giá sau halving của Bitcoin đang ngày càng thu hẹp. Nhưng điều thực sự đáng chú ý nằm ở phía sau những con số đó. Mô hình hiện tại cho thấy thị trường đã không còn phản ứng với các cú sốc nguồn cung từ halving bằng sự hưng phấn mù quáng như những chu kỳ trước.

Sự thay đổi này phản ánh một thực tế mới: khi các tổ chức tài chính lớn bước chân vào thị trường và các yếu tố vĩ mô trở nên chi phối, Bitcoin đang rũ bỏ hình ảnh của một tài sản đầu cơ hoang dã để dần trở thành một công cụ trưởng thanh, nhạy cảm hơn với lạm phát, lãi suất và thanh khoản toàn cầu.

Halving vẫn quan trọng. Nó vẫn là cú hích siết chặt nguồn cung và tạo tiền đề cho tăng trưởng. Nhưng giờ đây, nó không còn là nhân vật chính trên sân khấu. Thay vào đó, Bitcoin ngày càng phản ánh những nhịp điệu của thị trường tài chính truyền thống: chu kỳ thanh khoản, kỳ vọng chính sách tiền tệ và ngôn ngữ từ Fed.

Nếu điều đó nghe có vẻ như Bitcoin đang dần bị hấp thụ vào hệ thống tài chính mà nó từng muốn thay thế thì quả thực là vậy. Lợi nhuận sau halving ngày càng thu hẹp có lẽ không phải là dấu hiệu của sự suy yếu, mà là dấu hiệu của một cuộc chuyển mình sâu sắc trong vai trò và bản chất của chính Bitcoin.

Bitcoin đang “nhảy” theo một điệu nhạc khác

Sau các chu kỳ khai thác, nhịp điệu thực sự của Bitcoin có thể được thiết lập bởi… kỳ vọng lạm phát!

Dữ liệu gần đây cho thấy giá BTC ngày càng phản ánh theo các tỷ lệ lạm phát kỳ vọng (BIR) trong 5 năm và 10 năm, vốn là những dự báo của thị trường về lạm phát trong tương lai.

Các tỷ lệ này được tính từ chênh lệch lợi suất giữa trái phiếu kho bạc danh nghĩa và TIP (trái phiếu chống lạm phát), đã trở thành một thước đo tâm lý thị trường cực kỳ quan trọng.

bitcoinNguồn: AlphractalKhi BIR tăng, điều đó cho thấy kỳ vọng lạm phát cao hơn và thường khiến nhà đầu tư tìm đến các tài sản thay thế fiat. Lúc đó, Bitcoin trở nên hấp dẫn như một hàng rào chống lạm phát. Trước đây, giá BTC gần như tách biệt hoàn toàn khỏi các chỉ số kinh tế vĩ mô. Nhưng kể từ năm 2020, giá của nó đã gắn chặt với kỳ vọng lạm phát, phản ứng nhiều với giọng điệu của Jerome Powell hơn là với các đợt halving hashrate.

Sự gắn kết này cho thấy Bitcoin đang trở thành một tài sản trưởng thanh, ngày càng tham gia sâu vào các điều chỉnh kinh tế rộng lớn hơn. Tóm lại, Bitcoin đang trưởng thành và việc nó trở nên nhạy cảm với BIR chứng minh rằng nó không còn miễn nhiễm với các động thái từ ngân hàng trung ương.

Bitcoin đang tiến hóa và đây là lý do điều đó quan trọng

Bitcoin được tạo ra như một hàng rào trước sự thất bại của hệ thống tài chính truyền thống và mối đe dọa từ lạm phát mất kiểm soát. Nhưng đến năm 2025, hành vi của nó lại cho thấy một câu chuyện khác.

Thay vì đóng vai trò như một hàng rào thuần túy chống lạm phát, Bitcoin ngày càng trở nên nhạy cảm với chính những lực lượng mà nó từng muốn thoát khỏi: chính sách của Fed, các chu kỳ thanh khoản và lãi suất thực.

Tuy nhiên, điều này không nhất thiết cho thấy sự mâu thuẫn. Khi việc chấp nhận từ các tổ chức tài chính tăng vọt và dòng vốn nhạy cảm với kinh tế vĩ mô đổ vào, hành động giá của Bitcoin giờ đây phản ánh những thay đổi chính sách — chứ không chỉ là cơ chế khai thác hay chỉ số CPI.

Việc tăng lãi suất làm dòng tiền khô cạn nhưng những chính sách không mang tính thắt chặt lại thắp lên dòng chảy đó. Mọi thứ trở nên phản xạ hơn, đan xen chặt chẽ hơn.

Tuy nhiên, sự tiến hóa này đặt ra những câu hỏi phức tạp: Liệu Bitcoin còn có thể được xem là “vàng kỹ thuật số” nếu giá trị của nó dao động theo cùng những yếu tố vĩ mô đang điều khiển thị trường chứng khoán? Hay giờ đây nó đã trở thành nơi hút thanh khoản — một tài sản hấp thụ dòng vốn dư thừa trong thời kỳ tiền rẻ, rồi rút lui khi lãi suất thực tăng cao?

Cốt lõi của Bitcoin không thay đổi. Nhưng thị trường mà nó giao dịch và cách nó được định giá thì đã khác. Bitcoin có thể vẫn là một công cụ phòng ngừa rủi ro, nhưng giờ đây là một công cụ luôn lắng nghe từng lời của Fed.

Và đó chính là cái giá của sự trưởng thành.

Disclaimer*: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn*

Đình Đình

Xem bản gốc
Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo, không phải là lời chào mời hay đề nghị. Không cung cấp tư vấn về đầu tư, thuế hoặc pháp lý. Xem Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm để biết thêm thông tin về rủi ro.
  • Phần thưởng
  • Bình luận
  • Chia sẻ
Bình luận
0/400
Không có bình luận
  • Ghim
Giao dịch tiền điện tử mọi lúc mọi nơi
qrCode
Quét để tải xuống ứng dụng Gate.io
Cộng đồng
Tiếng Việt
  • 简体中文
  • English
  • Tiếng Việt
  • 繁體中文
  • Español
  • Русский
  • Français (Afrique)
  • Português (Portugal)
  • ไทย
  • Indonesia
  • 日本語
  • بالعربية
  • Українська
  • Português (Brasil)